Cổ Vật Việt Nam - Giá Trị - Đẳng Cấp!

Logo Cổ vật Việt Nam
user
Trang chủ Sản phẩm Giỏ hàng Yêu thích

Đã tìm thấy tổ nội – tổ ngoại của đại thi hào Nguyễn Du

  • 23-12-2022

Đã tìm thấy tổ nội – tổ ngoại của đại thi hào Nguyễn Du

Đã tìm thấy tổ nội – tổ ngoại của đại thi hào Nguyễn Du

Hiện nay, nếu ai có dịp về thăm Thanh Oai — Hà Nội, nơi nổi tiếng với các nghề truyền thống như: mây tre đan, nón lá, thêu ren, làm giò chả ước lễ..., còn được nghe câu chuyện dân gian “Trạng cậu - Trạng cháu” là câu chuyện tình có thật về cụ Thám hoa Nguyễn Doãn Địch. Cụ có người con là Nguyễn Doãn Toại, giỏi văn thơ nhưng không may bị mắc bệnh hủi. Vì lo dân làng xa lánh nên Toại tự ý ra ở riêng với một túp lều làm trên một gò đất cao sau làng. Không ngờ đây là gò đất phát nên Nguyễn Doãn Toại gặp duyên trời cho anh gặp được cô gái xinh đẹp Nguyễn Thị Hiền – là em gái Nguyễn Đức Lượng. Trong đêm ân ái ở túp lều ở giữa cánh đồng, không may Nguyễn Doãn Toại bị cảm gió “Phạm Phong” chết. Cô gái lo sợ chạy về nói lại chuyện đó với anh Nguyễn Doãn Định. Người anh cùng dân làng và họ hàng ra xem để an táng cho Nguyễn Doãn Toại. Không ngờ ra đến nơi, mọi người đã thấy mối đùn kín người Nguyễn Doän Toại chỉ còn hở đôi chân.

Đã tìm thấy tổ nội – tổ ngoại của đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Doãn Định bèn gặp thầy Địa lý thì biết đây là diểm báo tốt - thiên táng, không nên di dời người đã chết đi nơi khác mà theo kế hoạch đã bàn sẵn hãy cất mộ cha đặt bên cạnh ngôi mộ mối dùn thiên táng này sẽ kết tốt

Sau chuyện ấy, cô Nguyễn Thị Hiển mang thai, năm 1495 sinh ra cậu con trai khôi ngô, tuấn tú, tài trí siêu việt đặt tên là Nguyễn Thiến và dòng họ Nguyễn Thiến bắt đầu từ đây.

Nguyễn Thiến 6 tuổi theo cậu Nguyễn Đức Lượng học chữ. Nguyễn Thiến rất thông minh, học đâu nhớ đấy khiến ông cậu rất khen.

Năm 1514, người cậu Nguyễn Đức Lượng đi thi đỗ Đệ nhất Giáp, Tiến sĩ cập kệ Đệ nhất Danh (tứcTrạng nguyên) năm Giáp Tuất niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 (1514) vua Lê Tương Dực bổ nhiệm ông chức Lễ bộ Tả Thị Lang. Sau khi mất được tặng chức Thượng thư.

Trong lúc dó, Nguyễn Thiến ở nhà đèn sách, theo nghiệp của cậu mở lớp dạy học. Lúc này triểu đình rất lộn xôn, quan quân chia bè, kết dảng khiến nhà Lê vô cùng suy yếu. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1527). Nhà Mạc Thịnh - Mạc Phúc Nguyên mở khoa thi năm 1532, Nguyễn Thiến dự khoa thi đỗ liên Đệ nhất Giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (tức Trạng nguyên).

Như vậy, ngôi mộ kép “thiên táng” ứng phát, nên hai cậu cháu đều đỗ Trạng nguyên (cách nhau 18 năm) - nhân dân làng Canh Hoạch đều gọi là “Trạng cậu - Trạng cháu).

Nguyễn Thiến sinh hai con trai là: Nguyễn Quyện và Nguyễn Miễn. Họ đều là võ tướng của nhà Mạc.

Mùa Xuân năm Tân Hợi (1551), cha con Phạm Quỳnh, Phạm Dao khởi loạn, tự ý nửa đêm vây bắt thông gia Nguyễn Thiến, vụ cho Nguyễn Thiến là tạo phản. Vua Mạc Phúc Nguyên nghe theo Quỳnh Dao truy bừa Nguyễn Thiển. Các con Nguyễn Thiến không chịu Nguyễn Quyện đã cùng cha và vợ là Thái tế phụng Quốc công Nam đạo tướng quân Lê Bá Lý, cùng em trai Nguyễn Miễn đem 1 vạn 4 ngàn quân về quy phục Lê Triều ở căn cứ Ngọc Khê.

Tháng 8/1557 cha Nguyễn Thiến chết. Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - bạn chí thiết của cha trước dây đã khuyên hai con của Nguyễn Thiến quay về với nhà Mạc. Trong suốt 31 năm, Nguyễn Quyện dồn sức cùng Mạc Kính Điển phụng sự hai triểu Mạc Phúc Nguyên và Mạc Mậu Hợp đã lập công, bắt giết hàng loạt tướng lĩnh của Lê - Trịnh lập công hiển hách.

Tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1592), Nguyễn Quyện chỉ huy hơn 20 vạn quân chống lại cuộc phản công quyết liệt của Trịnh - Tùng. Quân mai phục của Nguyễn Quyện không chống nổi, bị chết sạch ở cầu Dền, Thăng Long. Nguyễn Quyện bị bao vây hết đường lui, tiến. Nguyễn Quyên và hai con là Bảo Trung và Nghĩa Trạch đều bị bắt.

Trịnh Tùng sai quân cởi trói và đãi khách theo nghi lễ tân khách. Nhưng Nguyễn Quyện khẳng khái nói: “Trời đã bỏ nhà Mạc thì dù có mưu trí, anh hùng cũng chẳng làm dược gì!" Trịnh Tùng khen câu nói đó! Nhiều tướng lĩnh của Trịnh Tùng khuyên Nguyễn Quyện đầu hàng và giúp nhà Lê.

Nhưng Nguyễn Quyện lấy dao cắt mũi thể rằng: “Ta chịu ơn sâu sắc với nhà Mạc. Quyết không đổi da, thay lòng ! Trịnh Tùng thất kinh, sai lấy thuốc chữa,nhưng vẫn giam giữ, gần hai năm sau thì Nguyễn Quyện chết trong ngục.

Đến tháng 10/1592 - Mạc Mậu Hợp say mê sắc tửu định giết Bùi Văn Khuê để chiếm đoạt vợ Khuê là Nguyễn Thị Liên xinh dẹp. Liên vốn là em gái vợ mình đang là Hoàng hậu Nguyễn Thị Nguyệt. Do đó, tướng Bùi Văn Khuê buộc phải bỏ nhà Mạc đi theo Trịnh Tùng, vì vậy nhà Mạc bắt đầu mất uy thế, rơi vào suy vong. Mạc Mậu Hợp bị nhà Trịnh bắt và giết.

Sau khi Nguyễn Quyện chết thì em Nguyễn Quyện là Nguyễn Miễn (vị Tổ trực hệ của dòng họ Nguyễn Du) đã cùng các con, cháu Nguyễn Quyện bỏ nhà Lê Trịnh tổ chức đi theo nhà Mạc. Nhưng sau 3 lần hưng binh (1592 - 1599) nhà Mạc bị thiệt hại nặng, vua bị bêu đầu, tế tướng phải đầu hàng,nhiều đại thần bị bắt.

Lần hưng binh thứ tư, năm 1600 có Nam Dương tham dự. Nhiều tướng tài bỏ nhà Lê - Trịnh đầu hàng nhà Mạc. Nguyễn Hoàng nhân thời đại loạn bỏ về an thân ở Thuận Hóa. Trịnh Tùng phải rước vua Lê Kính Tông về Thanh Hóa.

Về phía nhà Mạc thì đến 01 tháng 6 mẹ Mạc Mậu Hợp xưng Quốc mẫu vào kinh thành, sai người dón Mạc Kính Cung về thành. Tháng 7, tháng 8, Trịnh Tùng kéo quân ra Bắc chiến thắng ở sông Hát, bắt nhiều tướng nhà Mạc. Nguyễn Nhiệm đem 1 vạn

quân và 200 chiến thuyền từ Sơn Nam tiến vào bến Ông Mạc, huyện Thanh Trì thì bị phá. Nguyễn Nhiệm phải chạy về Hoàng Giang. Tháng 10, Hải Quận Công Nguyễn Đình Luận tiến đánh Nhiệm nhưng bị Nguyễn Nhiệm phản công mãnh liệt, tiêu diệt 40 chiến thuyền. Mạc Kính Cung đóng ở huyện Kim Thành sai Nam Quận công Nguyễn Nhiệm chiếm vùng đất Nam Xang.

Năm 1601, Trịnh Tùng xuống Nam đến Ninh Giang bị Nguyễn Nhiệm chặn đánh, giết tướng nhà Lê và chấn Quận công. Ngược lại, phía nhà Lê giết được Nam quận, Nga quận, bắt được em út của Nam quận là Tào quận và bị quân đem chém, mang đầu về Kinh Sư, Trường Yên, Ninh Bình đề bêu đầu làm gương.

Trong Đại Việt thông sử - Lê Quý Đôn xác định Nam Dương “Nguyễn Nhiệm” là con Nguyễn Miễn có sức khỏe hơn người. Đánh giặc dựa vào y làm thế mạnh ”!” Khi Nhiệm chết... bọn giặc đều tan!...”như thế, theo Sử thì Nam Dương hầu Nguyễn Nhiệm đã chết trận, không thể trốn về Tiên Điền để sinh ra dòng tộc mới được.

Nhưng theo tộc phả dòng họ thì trận đấy Nam Dương hầu Nguyễn Nhiệm chỉ bị thương nhẹ. Ông thoát chết là do bị kẹp ở dưới các thi thể lính chiến đè lên trên. Khi chiến trận trở lại bình yên, ông cùng vài người lính sống sót tìm thuyền ra biển rồi theo đường biển vào tới cửa Hội, ngược dòng sông Lam đến Tiên Điền - một làng lúc đó còn hoang vu, dân cư thưa thớt. Ông ở lại đây vừa làm thầy thuốc, vừa khai khẩn dất hoang dể sống. Với tấm lòng nghĩa hiệp, cần cù hay giúp đỡ dân làng nên mọi người du mến trọng, thường gọi ông bằng cái tên thân mật “Ông Nam Dương”.

Nam Dương lấy vợ ở đây, sinh ra ba người con trai, hai người con gái. Con trai thứ hai của Nguyễn Nhiệm là tham đốc Khánh Trạch hầu, lấy vợ họ Hà cùng xóm. Sinh được hai người con trai là Nguyễn Ôn, được phong là Đề Đốc Phương Trạch hầu. Ông lấy vợ người họ Lê, cùng xóm, sinh hai trai, hai gái.

Con Nguyễn Ôn là Thiếu phó phù quận công, còn Nguyễn Thể giỏi võ thuật, sinh ra Nguyễn Quỳnh giỏi văn chương, kinh dịch, nhưng lận dận trong khoa cử. Ông Quỳnh được người Trung Hoa dạy những bí yếu về phong thủy, dời mộ Tổ tiên về an táng vào những nơi phát kết như Vô Vi, Văn Sự, Đồng Cùng...

Nguyễn Quỳnh có 5 vợ, sinh 6 người con trai, 3 người con gái, nhưng thành danh chỉ có 3 người con trai dầu là:

Nguyễn Huệ: Đậu khoa Sỹ vọng. Năm 29 tuổi đậu Đệ tam giáp Tiến sĩ. Đáng tiếc là sau khi vinh quy bái tổ ở nhà thì chết. Sau được chúa Trịnh Sâm phong phúc thần .

Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775) năm 24 tuổi đổ Hoàng Giáp (là cha đẻ của Nguyễn Du).

Nguyễn Vĩ (tức Nguyễn Trọng) - dỗ Hương Cống, làm đến chức Tham đốc...

Sau khi được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về lịch sử và gia phả dòng họ Nguyễn Thiến ở Canh Hoạch, Thanh Oai và Nguyễn Nhiệm ở Tiên Điền, Nghi Xuân được hai bên họ tộc dã nhận rõ Tổ nội - Tổ ngoại và Nguyễn Du có gốc gác ở làng Canh Hoạch, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Đã tìm thấy tổ nội – tổ ngoại của đại thi hào Nguyễn Du

Nhiều chục năm, do lịch sử phong kiến thời Lê Mạc suy thoái, tranh chấp nên họ Nguyễn Thiển ở Canh Hoạch nhiều phen lao dao, phải bỏ vào Tiên Điển sống mai danh, ẩn tích. Mãi đến sáu, bảy đời sau như đời Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Nguyễn Du,... làm nên sự việc lớn ở ngay Bích Câu - cách Thanh Oai vài ba chục cây số mà không biết tổ gốc nhà mình ở Thanh Oai. Cho mãi sau này, như đã nói ở trên, con cháu họ Nguyễn Tiên Điển cũng như họ Nguyễn ở Canh Hoạch mới nhận ra Tổ gốc nhà mình là cụ Nam Dương, đã suýt chết trong trận chiến giữa nhà Mạc và nhà Lê Trực ở cầu Dến, Thanh Trì, Thăng Long và về được vùng đất mới  Tiên Điền, Nghỉ Xuân, Hà Tĩnh.

Và đến nay, hai họ Nguyễn ở Tiên Điền và Canh Hoạch - Hà Nội đã về với nhau, đã thông tin những ngày giỗ chạp của Tổ diện để hàng năm hai bên quê nhà cùng về dự lễ tế Tổ của các con cháu nội, ngoại, các bên của dòng tộc Đại thi hào Nguyễn Du.

-----------------------

Phương Văn

Nhà văn – nhà Kiều học (Hội Kiều học Việt Nam)

5 Dòng họ thôn Chiêm Thuật luôn phát huy và giữ vững truyền thống lịch
  • 293
  • 23-12-2022

5 Dòng họ thôn Chiêm Thuật luôn phát huy và giữ vững truyền thống lịch

5 Dòng họ thôn Chiêm Thuật luôn phát huy và giữ vững truyền thống lịch sử - văn hóa đình làng

Trần Nhân Tông và tư tưởng Phật Giáo cốt lõi để lại cho hậu thế
  • 251
  • 23-12-2022

Trần Nhân Tông và tư tưởng Phật Giáo cốt lõi để lại cho hậu thế

Trần Nhân Tông và tư tưởng Phật Giáo cốt lõi để lại cho hậu thế

Nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam uy nghi trên dãy núi thiêng
  • 209
  • 23-12-2022

Nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam uy nghi trên dãy núi thiêng

Nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam uy nghi trên dãy núi thiêng

Nhà ngoại cảm Vũ Thị Minh Nghĩa nặng tình đồng đội
  • 158
  • 23-12-2022

Nhà ngoại cảm Vũ Thị Minh Nghĩa nặng tình đồng đội

Nhà ngoại cảm Vũ Thị Minh Nghĩa nặng tình đồng đội

Đăng ký ngay

Để nhận những khuyến mãi hấp dẫn nhất của chúng tôi qua email

Sản phẩm chất lượng

Các sản phẩm hiện đang được cung cấp tại Cổ Vật Việt Nam đều có nguồn gốc rõ ràng và cấp phép hoạt động trên thị trường bởi các đơn vị có thẩm quyền.

Hỗ trợ tư vấn 24/7

Bất kể khi nào quý khách hàng cần, Cổ Vật Việt Nam đều sẵn lòng giải đáp và hỗ trợ tận tình.

Chính sách hoa hồng hấp dẫn

Hệ thống sơ đồ áp dụng công nghệ hiện đại, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nguồn lợi nhuận cao và ổn định.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Nhân viên tại Cổ Vật Việt Nam luôn được training kỹ càng, cam kết sẽ khiến quý khách hàng hài lòng về cung cách phục vụ.