Cổ Vật Việt Nam - Giá Trị - Đẳng Cấp!

Logo Cổ vật Việt Nam
user
Trang chủ Sản phẩm Giỏ hàng Yêu thích

Trần Nhân Tông và tư tưởng phật giáo cốt lõi để ại cho hậu thế

  • 23-12-2022

Trần Nhân Tông và tư tưởng phật giáo cốt lõi để ại cho hậu thế

Trần Nhân Tông và tư tưởng phật giáo cốt lõi để ại cho hậu thế

Trần Nhân Tông là con trưởng Đức Vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng Thái hậu, Ngài sinh ngày 11/11/(Âm lịch)/1258, từ nhỏ đã thông minh hiếu học, đọc nhiều sách, thông tỏ nội điển (kinh sách Phật giáo) và ngoại điển (sách viết về đời sống xã hội). Mười sáu tuổi được lập làm Hoàng Thái tử, hai mươi mốt tuổi lên ngôi Hoàng đế. Ở địa vị Cửu trùng, Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh. Trên ngôi Hoàng đế, dù việc bận rộn trăm bề nhưng Ngài vẫn dành thời gian mời các Thiền khách bàn giải về Tâm tông (thiền), học thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩ (anh trai của Hưng Đạo Đại Vương -Trần Quốc Tuấn). Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, Hoàng để Trần Nhân Tông đã hai lần (vào các năm: 1285, 1288) lãnh đạo quân, dân Đại Việt đánh tan quân giặc, bảo vệ vẹn toàn Tổ quốc. Dưới triều đại (phong kiến) của Ngài, hai Hội nghị dân chủ nổi tiếng dược ghi vào lịch sử: Hội nghị các tướng lĩnh ở Bình Than; Hội nghị các bô lão ở diện Diên Hồng. Tại hai Hội nghị dó, Ngàiđã lắng nghe ý kiến của các tướng lĩnh cùng các bô lão dại diện cho quân dân cả nước, trên dưới một lòng bày tỏ quyết tâm dánh giặc.

Trần Nhân Tông và tư tưởng phật giáo cốt lõi để ại cho hậu thế

Thắng giặc, năm 1293, trao ngôi vua lại cho con là Trần Anh Tông, ở ngôi Thái Thượng Hoàng được sáu năm, đến tháng 10 (Âm lịch) 1299, Ngài xuất gia tìm con đường giúp dân,giúp nước, qua việc lấy trí - đức Phật giáo mà giữ nước, dựng nước. Ngài thực hiện tu Phật để làm gương cho mọi người cùng tu đạo để cố kết nhân tâm, vun bồi trí đức. Ngài lên núi Yên Tử tu hành rồi lập Thiền phái Trúc Lâm nhằm tìm một hướng đi mới cho Phật giáo phù hợp với căn cơ điều kiện tu Phật của người Việt, đồng thời tỏ rõ độc lập tự cường của một quốc gia qua nhiều mặt, trước hết là tư tưởng, văn hóa và tâm linh.

Trước khi Trần Nhân Tông xuất gia tu Phật, Phật giáo đã có mặt ở nước ta từ khá lầu, với những dòng thiền nổi tiếng, được không ít người Việt lúc bấy giờ tin theo, điển hình như: Thiền Tỳ Ni Đa Lưu chỉ, thiền Thảo Đường, thiền Vô Ngôn Thông, song các dòng thiền lúc đó chủ yếu dành cho những người có căn cơ, có trí thức, có thời gian mới đủ khả năng tu tập, hành trì. Trong khi đất nước vừa trải qua chiến tranh chưa lâu, ngoài giặc phương Bắc chờ thời cơ trả thù, trong nước yếu, dân nghèo. Trước cảnh đó, Trần Nhân Tông luôn mong muốn xây dựng một xã hội đoàn kết, vững mạnh, Phật giáo thấm nhuần cho khắp tất cả mọi người, để người làm quan có chữ nhiều cũng cần biết Phật giáo, người lính ở chiến trường cũng học được Phật, người nông phu, kẻ chợ cũng thấm nhuần Phật pháp. Khi triết lý Phật giáo đến được với mọi người, cải hóa hành động để tất cả thành người tốt, người thiện, người yêu nước, nhằm thực hiện “dựng Đạo tạo Đời", có như thế vận nước mới bền lâu. Trong thì đoàn kết một mối, cho dân đã cường, nước dã thịnh thì ngoài giặc tất phải nế sợ mà không giám đụng binh. Với hạnh nguyện ấy, Trần

Nhân Tông đã lĩnh hội kỹ cương yếu các dòng thiển Phật giáo lúc bấy giờ, chắt lọc ti nh túy nhất của các dòng thiền hiện có, cải biến cho đơn giản để lập nên dòng thiền mới lấy tên Phật giáo Trúc Lâm phù hợp với căn cơ người Việt lúc bấy giờ. Điều cương yếu nhất của Phật giáo Trúc Lâm là “Phật tại tâm”. Phật ở trong tâm, tâm lành, tính thiện, việc làm vì mọi người là có Phật, tâm ác, tính xấu, làm lợi mình hại người là tâm không có Phật. Với cương yếu đó, người tu học Phật pháp chưa đến chùa, trong tâm nghĩ điều lành, trong việc làm tỏ tính thiện đã là người có tâm Phật.

Trần Nhân Tông và tư tưởng phật giáo cốt lõi để ại cho hậu thế

Đặc biệt hơn tư tưởng “Hòa quang đồng trần” đã khuyến khích mọi người hướng Phật. Tâm Phật là tâm sáng, mỗi người là một ngọn đèn Phật, người hiểu Phật ít, hành Phật còn ít là ngọn đèn nhỏ. Người hiểu Phật nhiều, hành Phật nhiều là ngọn đèn lớn. Các ngọn đèn đơn lẻ, để xa nhau sẽ không đủ để sáng tỏ giống tâm Phật tết mà không hòa đồng nhau không có đủ sức mạnh. Nếu tất cả các ngọn đèn đều tỏa sáng để cạnh nhau, ánh sáng kết hợp nhau sẽ tạo nên quầng sáng lớn để soi rọi rõ nhất nhìn thấu từ vật lớn đến vật nhỏ. Ngọn đèn Phật cũng tương tự khi dã hòa cùng nhau sẽ tạo nên quẳng sáng trí tuệ soi rõ và xua tan bóng đêm vô minh, tham, sân, sỉ là nguyên nhân gây khổ não cho con người. Từ cương yếu “Phật tại tâm” và tư tưởng “Hòa quang đồng trần” nghe đơn giản mà hành thật sâu sắc để cả xã hội đều hướng tới điều tốt lành. Tấm qương Đức vua xuất gia làm nhà sư mẫu mực trở thành bậc Đại giác mà Trần Nhân Tông vị vua đời trở thành vị Phật của Việt Nam từ đó. Từ năm 1304, Ngài đi nhiều nơi khuyên dân dẹp bỏ mê tín dị doan, dạy dân tu hành thập thiện, mở rộng bang giao với lần quốc.

Ngày 01/11(Âm lịch) 1308, 51 tuổi, Trần Nhân Tông tạ thế, Ngài về với Phật. Tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật. Trần Nhân Tông trở thành “Vua đời - Vua dạo”, một nhân cách sáng ngời, trí đức siêu quần, nổi bật ở nhiều mặt, là một vị Vua anh minh, một nhà chính trị kiệt xuất, một nhà văn hóa lớn, một lãnh tụ tôn giáo tuyệt luân là hành giả trong pháp xuất thế, bậc Tổ sư của dòng Thiền Trúc

Lâm riêng có ở Việt Nam còn tổn tại tới ngày nay. Nhận định về ngài, chúng ta khó có thể nhận định đầy đủ, toàn vẹn, như một nhà tư tưởng đã viết “Không thể lấy tư duy bình thường mà biểu đạt được Ngài, bởi chỉ có người đủ trí, hạnh tương ứng mới thấu hiểu được nhau”, như kinh Pháp Hoa đã nói: “Chỉ Phật với Phật mới biết”. Song với lòng tônkính, vẫn muốn dựng lại những gì được nghe, được biết về Ngài, dẫu rằng những diều dược biết qua nghe quá nhỏ so với những giá trị vô cùng lớn mà cuộc dời, công hạnh của Ngài dã để lại cho hậu thế.

Ngày nay, lịch sử của đất nước và lịch sử Phật giáo Việt Nam gắn liễn với tên tuổi của Ngài, với dòng Thiền do Ngài mở lối, Trúc Lâm Điều Ngự Trần Nhân Tông - bậc tôn kính cần dược hậu thế hiểu rõ qương hạnh, công đức của Ngài để trân quí, giữ gìn, phát huy những giá trị vô giá mà Ngài để lại cho hậu thế, cho dòng tộc./.

-------------------

TS. Bùi Hữu Dược

Nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ

5 Dòng họ thôn Chiêm Thuật luôn phát huy và giữ vững truyền thống lịch
  • 294
  • 23-12-2022

5 Dòng họ thôn Chiêm Thuật luôn phát huy và giữ vững truyền thống lịch

5 Dòng họ thôn Chiêm Thuật luôn phát huy và giữ vững truyền thống lịch sử - văn hóa đình làng

Trần Nhân Tông và tư tưởng Phật Giáo cốt lõi để lại cho hậu thế
  • 252
  • 23-12-2022

Trần Nhân Tông và tư tưởng Phật Giáo cốt lõi để lại cho hậu thế

Trần Nhân Tông và tư tưởng Phật Giáo cốt lõi để lại cho hậu thế

PHAN NGỌC VŨ – Người mang Blockchain thế hệ thứ 3 làm thay đổi cuộc số
  • 165
  • 23-12-2022

PHAN NGỌC VŨ – Người mang Blockchain thế hệ thứ 3 làm thay đổi cuộc số

PHAN NGỌC VŨ – Người mang Blockchain thế hệ thứ 3 làm thay đổi cuộc sống

Bùi Huy Vọng – Người con dân tộc Mường, say mê khảo cứu,sưu tầm,...
  • 163
  • 23-12-2022

Bùi Huy Vọng – Người con dân tộc Mường, say mê khảo cứu,sưu tầm,...

Bùi Huy Vọng – Người con dân tộc Mường, say mê khảo cứu,sưu tầm, bảo tồn và phát triển Văn hóa dân gian Mường

Đăng ký ngay

Để nhận những khuyến mãi hấp dẫn nhất của chúng tôi qua email

Sản phẩm chất lượng

Các sản phẩm hiện đang được cung cấp tại Cổ Vật Việt Nam đều có nguồn gốc rõ ràng và cấp phép hoạt động trên thị trường bởi các đơn vị có thẩm quyền.

Hỗ trợ tư vấn 24/7

Bất kể khi nào quý khách hàng cần, Cổ Vật Việt Nam đều sẵn lòng giải đáp và hỗ trợ tận tình.

Chính sách hoa hồng hấp dẫn

Hệ thống sơ đồ áp dụng công nghệ hiện đại, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nguồn lợi nhuận cao và ổn định.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Nhân viên tại Cổ Vật Việt Nam luôn được training kỹ càng, cam kết sẽ khiến quý khách hàng hài lòng về cung cách phục vụ.